Ở lứa tuổi mầm non, não bộ và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, trẻ cần rất nhiều năng lượng đảm bảo các hoạt động vui chơi, học tập ở trường. Do đó trẻ em trong độ tuổi mầm non rất cần được chăm sóc bởi một chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Vì thế bậc phụ huynh nên trang bị cho mình nhiều kiến thức để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non khoa học và đúng cách.

Để cung cấp cho trẻ những món ăn vừa ngon vừa đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sự phát triển toàn diện là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu trẻ nhỏ không được bổ sung đầy đủ calo và chất dinh dưỡng thì dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng. Nhưng nếu phụ huynh không quan tâm đến chế độ ăn phù hợp, bổ sung cho con lượng calo, chất dinh dưỡng quá dư dã sẽ gây ra tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ gây cho trẻ.

Đặc biệt, từ 2 – 5 tuổi là giai đoạn trẻ hấp thu dinh dưỡng nhanh để bổ sung cho cơ thể,vì vậy, mẹ hãy cho trẻ thưởng thức nhiều hương vị, nhiều loại thức ăn khác nhau và giúp trẻ xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.

Làm thế nào để cung cấp, trao dồi chất dinh dưỡng  tối đa cho trẻ từ 3–5 tuổi:

3 – 5 tuổi là độ tuổi trẻ học mẫu giáo. Ở tuổi này, bé cần khoảng 1.300 kcal mỗi ngày. Bé chủ yếu ăn ở trường mầm non, phụ huynh nên tìm hiểu về khẩu phần ăn của trẻ ở trường để đảm bảo sự đa dạng và dinh dưỡng của các món ăn. Hãy cho trẻ một chế độ ăn cân bằng, đa dạng, bổ dưỡng vào bữa tối và những ngày nghỉ cuối tuần.

Việc nên cho trẻ từ 3 – 5 tuổi ăn gì hay không ăn gì và ăn như thế nào để có một chế độ ăn uống cân bằng cần thực hiện theo những tiêu chí sau:

  1. Chất béo

Bé cần một lượng chất béo mỗi ngày để hỗ trợ tim và các chức năng của não. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng và là dung môi giúp hòa tan các vitamin trong dầu dễ dàng. Hãy chọn các loại chất béo không bão hòa đa như dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu hướng dương khi chế biến thức ăn cho bé. Đây là một dưỡng chất quan trọng giúp trẻ khỏe mạnh và lớn lên.

  1. Protein

Hãy đảm bảo rằng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé luôn có đầy đủ lượng protein cần thiết. Trứng, đậu, cá, thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo… là những nguồn cung cấp protein dồi dào. Ngoài ra, nên cho bé ăn cá béo như cá hồi, cá trích ít nhất 2 lần/tuần. Bé cần protein để lớn và phát triển toàn diện, protein có nhiều trong sữa, thịt, cá, trứng, pho mai, các loại đỗ…

  1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa là các nguồn cung cấp lượng canxi dồi dào cho xương và răng của bé phát triển khỏe mạnh. Nên cho bé uống sữa nguyên kem, sử dụng các chế phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai và thể cho bé uống sữa trong khi ăn hoặc uống thành cử riêng tùy theo sở thích của bé.  Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống ít nhất 1 hộp sữa hoặc 1 hộp sữa chua.

Lưu ý: Đối với bé dưới 5 tuổi, không nên cho bé uống sữa tách béo và không nên cho bé uống cà phê, vì cà phê làm giảm sự hấp thu canxi.

  1. Ngũ cốc

Ngũ cốc (tinh bột) là nguồn cung cấp năng lượng cho bé học tập và vui chơi mỗi ngày. Bạn nên đảm bảo các bữa ăn chính của bé luôn có đầy đủ tinh bột. Ngoài cơm, bún, phở, hủ tiếu, mì sợi, bạn có thể cho bé ăn khoai lang, ngô luộc, khoai tây nghiền, bánh mì, mì ống… nếu bé thích. Lượng ngũ cốc mà bé nên ăn mỗi ngày chiếm khoảng 3 – 5 phần, chia đều cho ba bữa ăn.

  1. Rau củ, trái cây

Trẻ em không thích ăn nhiều rau, lười ăn hoa quả nên nhiều bé có thể mắc táo bón, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nhưng đây lại là nguồn cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho trẻ. Nên phụ huynh hãy cho bé ăn trái cây, rau củ tươi theo mùa để có nguồn dinh dưỡng cao nhất. Nếu bé không thích ăn rau, bạn hãy thay bằng trái cây và ngược lại. Các loại rau, trái cây tốt cho bé gồm: cam, táo, lê, cà rốt, cải bó xôi… vì chúng rất giàu vitamin.

  1. Nước và các thức uống khác

Bé yêu cần uống ít nhất khoảng 1,3 lít gồm: nước, sữa và nước trái cây mỗi ngày (tương đương với 6 cốc nước) hoặc nhiều hơn khi thời tiết nóng hoặc khi bé vận động nhiều, không nên cho bé uống nước trái cây thay thế nước lọc.

Nước trái cây có tính axit và chứa đường tự nhiên, vì thế nên cho trẻ dùng trong bữa ăn là tốt nhất. Không nên cho trẻ uống đồ uống có ga quá nhiều vì chúng chứa nhiều đường và axit, gây hại cho răng.

Ngoài ra hãy khuyến khích con vận động. Trẻ ở độ tuổi này cần được vận động thoải mái trong khoảng một giờ mỗi ngày để phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần.

Kết luận: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều kiện cần để chúng ta phát triển toàn diện, đặc biệt là với các bé chưa đủ kiến thức, chưa biết chăm lo cho sức khỏe thì lại càng quan trọng hơn. Vì vậy, ba mẹ nên chú trọng về khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ để các con có thể vui chơi, học tập thật khỏe mạnh.

Để lại một câu trả lời

Your email address will not be published.