ĐỪNG NGĂN CƠN GIẬN DỮ CỦA TRẺ

Bạn tin vào mắt mình chứ ? Vâng, bạn không đọc nhầm đâu. Đừng ngăn trẻ nếu trẻ giận dữ. 

Trẻ thường xuyên giận dữ, cáu gắt là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh và thầy cô đau đầu. Người lớn thường coi đây là vấn đề tiêu cực và cố gắng kiềm chế những cảm xúc đó của trẻ, hay tìm mọi cách để gạt bỏ, né tránh những cảm xúc đó. Nhưng giận dữ có thật sự là một cảm xúc tiêu cực? Rõ ràng, khi trẻ đang giận dữ, hoặc thậm chí khóc lóc mè nheo, trẻ đang trải qua một khoảng thời gian (dù ngắn hay dài) khó khăn và khó chịu đối với chính trẻ, và thực sự cần sự trợ giúp. Vậy đâu là cách giải quyết hiệu quả nhất? Thông điệp thực sự phía sau việc thừa nhận cảm xúc của con trẻ sẽ giúp bạn có câu trả lời đúng đắn nhất.

Khi trẻ đang trong cơn giận dữ, khó chịu hoặc cáu kỉnh vì một việc không như ý, đừng vội gạt đi cảm xúc đó (như kiểu: “mẹ thấy việc nhỏ mà, làm gì mà con gào ầm lên thế”) hay ngăn cản áp đặt (“Thôi ngay! Thế là đủ rồi! ). Hãy cho trẻ biết: bạn hiểu con đang cảm thấy gì.
Cũng đừng giải thích dài dòng, hãy nói, “Mẹ biết con rất muốn uống nước ép hoa quả bây giờ. Nhưng nước ép trong tủ lạnh nhà mình hết rồi. Con đang thấy rất khó chịu phải không? “Trẻ sẽ cảm thấy mình được lắng nghe. Và thường thì điều đó đã đủ để trẻ bình tĩnh lại.

 

iStock 000036821550Small

 

Nhưng nếu trẻ vẫn không dừng lại?

Một phụ huynh chia sẻ với tôi, họ đã thừa nhận những cảm xúc của đứa trẻ nhưng con vẫn buồn bực và không thể giữ bình tĩnh được.

Nhưng thừa nhận cảm xúc của trẻ không phải là để khiến trẻ dừng lại. Thông điệp thực sự phía sau việc thừa nhận cảm xúc của con trẻ là:

1. Mẹ/ Cô là một người đáng tin cậy để con có thể chia sẻ bất cứ điều gì.

2. Mẹ/ Cô luôn yêu con ngay cả khi con đang gặp khó khăn.

3. Mẹ/ Cô không quan tâm những gì người khác nghĩ khi con gặp khó khăn. Mẹ/ Cô sẽ luôn ở đây để bên con và giúp con cho đến khi con bình tĩnh.

4. Đừng giữ những cảm xúc tiêu cực. Con hãy đối mặt với chúng. Giải quyết chúng, dù mất bao lâu đi nữa.

Vì vậy, chúng ta cần hiểu rằng điều quan trọng là CHÚNG TA cần phải cảm thấy THOẢI MÁI khi trẻ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực. Cho phép con “xả” chúng ra ngoài. Hãy xả bằng hết.

Những gì chúng ta KHÔNG nên làm: 
1. Giảng giải, nói những điều to tát với trẻ.

2. Cảm thấy xấu hổ thay cho trẻ.

3. Bực bội vì chuyện đó cả ngày trời.

4. Thay trẻ giải quyết vấn đề – trẻ đang trong quá trình học để hiểu: không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như cách mình muốn.

kids listen without yelling fb

Những gì chúng ta CÓ THỂ làm:
Khi trẻ đang khó chịu, tôi KHÔNG tức giận hay nói rằng “Thôi ngay! Thế là đủ rồi!”
1. Tôi nói: “Mẹ/ Cô rất buồn khi con không được thoải mái.”

2. Tôi là hòn đá, là ngôi sao dẫn đường của con. Tôi cần BÌNH TĨNH để giúp đỡ con, thay vì giận dữ với bản thân mình.

3. Khi cố gắng trấn tĩnh và giải quyết mọi thứ, chúng ta sẽ mất rất nhiều năng lượng và thời gian. Tôi chỉ cho con không gian con cần, và để con biết tôi ở đây nếu con cần giúp đỡ.

4. Tôi âu yếm con. Một số trẻ sẽ muốn được cha mẹ/ thầy cô ôm. Một số trẻ khác sẽ đẩy chúng ta ra. Trong trường hợp này, chúng ta có thể ở gần và giữ chúng an toàn, “Mẹ/ Cô ở đây nếu cần.”

5. Khi trẻ đã bình tĩnh lại, hãy kết nối với trẻ. “Chuyện này rất khó chịu phải không con?”

6. Sau đó, khi trẻ đã bình tĩnh, ta có thể giúp trẻ nếu cần thiết – dọn dẹp rác, kiểm tra xem bạn kia có ổn không, lau chùi đồ đổ vỡ…

Sau cơn cáu giận, bạn sẽ thường thấy rằng trẻ ở độ tuổi mới biết đi sẽ trở lại với bản tính hạnh phúc vui vẻ của mình. Trẻ sẽ không cảm thấy bực bội và khó chịu cả ngày đâu. Bằng cách chấp nhận và xử lý những cảm xúc như thế này, trẻ sẽ trưởng thành hơn.

Đó là một phần lý do tại sao tôi nghĩ rằng chập chững biết đi là độ tuổi tuyệt vời nhất. Tôi thậm chí còn nghĩ rằng đó là một điều may mắn đối với trẻ khi cáu giận hay trải qua những khủng hoảng cảm xúc với bạn. Bạn là một chỗ dựa đáng tin cậy, một nơi chia sẻ an toàn để trẻ hiểu mình được yêu thương ngay cả khi đang gặp khó khăn.

Vì vậy, nếu lần tới trẻ lại cáu giận hoặc trải qua thời gian khó khăn, có lẽ chúng ta sẽ nói “cảm ơn con đã tin tưởng và chia sẻ với mẹ/cô điều này.

Để lại một câu trả lời

Your email address will not be published.